Tại sao Apec Group lại chọn đầu tư vào bất động sản công nghiệp? Những năm gần đây, bất động sản Công nghiệp dần nổi lên và trở thành phân khúc chủ đạo của thị trường, làm nền tảng vững chắc và tạo bước đà đưa Việt Nam đi lên con đường trở thành đất nước Công nghiệp.
Tuy nhiên thực trạng các Khu công nghiệp trong nước hiện nay đa phần đều có quy mô vừa và nhỏ. Trong khi đó để trở thành nước Công nghiệp, chúng ta cần phải có quỹ đất sạch rộng lớn, cần nhiều Khu công nghiệp có quy mô lớn hơn, hiện đại hơn.
Để giúp quý khách nhìn nhận đúng về tiềm năng và xu thế phát triển trong tương lai của bất động sản Công nghiệp, cũng như một số lý do mà tập đoàn Apec đầu tư vào phân khu này qua bài viết của Nhà Today.
Tại sao Apec Group lại chọn đầu tư vào bất động sản công nghiệp?
Bên lề buổi diễn đàn Bất động sản Công nghiệp Việt Nam lần thứ 2 – tổ chức năm 2020 với chủ đề “Thời cơ vàng trong vận hội mới”, Ông Lê Anh Dũng – người đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc kinh doanh và phát triển dự án Khu công nghiệp của Tập đoàn APEC đã có những chia sẻ rất sâu sắc và thú vị. Hãy cùng nhóm chuyên gia Nhà Today khám phá ngay qua bài viết sau.
Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020
Bất động sản công nghiệp đã và đang là xu thế của thời đại
Từ năm 2018, phân khúc bất động sản Công Nghiệp đã bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ hơn, trở thành một hiện tượng mới của năm. Qua giai đoạn 2019, lĩnh vực này trở nên hot hơn, được nhiều khách quan quan tâm hơn. Đồng thời giới chuyên gia nhận định xu thế này vẫn sẽ tiếp tục duy trì, mở rộng trong những năm tới.
- Xin ông hãy nêu quan điểm cá nhân về hiện tượng nay? Theo ông lý do nào đã làm lên sức nóng này cho mảng bất động sản công nghiệp này?
Với kinh nghiệm cá nhân từng tham gia phát triển nhiều khu công nghiệp trong nước, khắp các miền từ Nam ra Bắc, tôi cho rằng nói rằng bất động sản công nghiệp đột nhiên hot lên là chưa chính xác. Thực tế mọi người mới chỉ nhìn thấy bề nổi của sự việc.
Cái giá để có thể “Hot” lên đó được đánh đổi bằng cả một hành trình phát triển rất dài, lên đến hơn 30 năm của Việt Nam để thu hút đầu tư. Là sự nỗ lực của Chính Phủ trong khoảng 10 năm trở lại đây, liên tục đẩy mạnh chính sách phát triển đồng bộ và nâng cấp hạ tầng.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nhiều năm qua cùng sự bùng phát Đại dịch Covid-19 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến chuỗi cung ứng sản phẩm trên thế giới. Hơn bao giờ hết, thời gian vừa qua chúng ta càng thêm thấm thía đạo lý “không nên bỏ trứng vào một giỏ”, mà nhất định cần phải linh hoạt phân tán lực lượng, phân tán các phương tiện sản xuất tại nhiều nơi, chứ không phải chăm chăm tập trung tại Trung Quốc để giảm chi phí như hiện tại. Tránh trường hợp các tác động lớn như đại dịch toàn cầu có thể khiến tình trạng sản xuất công nghiệp bị ngưng trệ.
Với khả năng kiểm soát dịch bệnh khá ổn và được đánh giá cao, hơn 1 năm dịch bệnh, Việt Nam luôn là điểm đến lý tưởng. Do đó Chính phủ cũng bắt đầu tích cực thực hiện chính sách “dọn tổ đón đại bàng”, với kỳ vọng có thể thu hút được những quỹ đầu tư lớn. Và để có thể đón được đại bàng thì trước hết chúng ta cần nâng cấp cái “tổ” của chính mình. Bằng việc phát triển hơn loại hình bất động sản công nghiệp.
Muốn các nhà sản xuất trên thế giới nhìn thấy được tiềm năng và tin tưởng rằng Việt Nam có thể trở thành mảnh đất lý tưởng để đặt xưởng sản xuất – yên tâm phát triển bên cạnh sự hỗ trợ hết mình từ Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành địa phương. Đồng thời các doanh nghiệp Việt cũng phải thức thời, nhìn nhận được cơ hội và nắm bắt được cơ hội vàng ấy.
- Dù sở hữu nhiều tiềm năng nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng mảng BĐS CN Việt Nam còn nhiều rủi ro. Vậy ông nghĩ sao về chuyện này?
Vẫn lấy ví dụ “dọn tổ đón đại bàng” như trên. Trong trường hợp đại bàng đồng ý về tổ nhưng chúng ta không đưa ra được những chính sách tốt để níu chân, không có sự hỗ trợ đúng mực, nếu cái “tổ” của chúng ta không tốt thì đại bàng sẽ lại bay đi. Đây là rủi ro thứ nhất.
Không cần so sánh đâu xa, có thể lấy chính bạn hàng xóm Trung Quốc là ví dụ điển hình. Tập đoàn công nghệ SamSung đã đặt rất nhiều cơ sở sản xuất tại đây. Tuy nhiên hiện tại phần lớn những cơ sở sản xuất này đều đã được rời đi. Điều này gây ra tổn thất to lớn cho Trung Quốc, khi những địa phương trước đây đặt xưởng của doanh nghiệp này thị thất thu ngân sách, công nhân thất nghiệp số lượng lớn, nhiều dịch vụ thương mại theo đó cũng bị đình trệ,…
Vì thực tế, những nhà máy và xưởng sản xuất của tập đoàn lớn như SamSung sẽ cần đội ngũ nhân công vô cùng lớn, lên đến hơn 1 triệu lao động. Họ đến đặt xưởng có thể giúp địa phương đó giải quyết tình trạng việc làm, dân cư sinh sống ổn định, kinh tế xã hội phát triển. Thế nhưng nếu chính quyền địa phương không có sự hỗ trợ đúng mức, Chính phủ thiếu chính sách tốt giữ chân và thị trường không còn tốt nữa, họ quyết định rời đi. Khi đó, hệ hụy để lại khá nặng nề.
Thêm một rủi ro khác liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành, các giải pháp đền bù cư dân, giải phòng mặt bằng cũng như cơ chế phát triển cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để có thể giữ chân được “đại bàng”, trước hết chúng ta cần hoàn thiện hành lang pháp lý chi tiết tất tần tật những vấn đề liên quan đến phát triển Khu công nghiệp. Siết chặt, cụ thể hóa các quy định, tăng cường quản lý đổi mới và có sự linh hoạt trong cơ chế vận hành thực tế.
Đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả của quá trình quy hoạch, đổi mới mô hình các khu công nghiệp trong nước đa dạng hơn, nâng cấp một số mô hình Khu công nghiệp đi theo hướng hiện đại hơn ( mô hình sinh thái ).
Ngoài sự hỗ trợ từ Chính phủ và địa phương thì những doanh nghiệp hạ tầng dịch vụ cũng là yếu tố quan trọng giúp giữ chân “đại bàng”. Chính sự quan tâm đúng mực, chăm sóc phục vụ tận tình, mang đến dịch vụ tốt sẽ giúp níu chân thành công những tập đoàn lớn – chọn địa phương đó làm nơi “chung sống cả đời”.
Có bài học Trung Quốc đi trước, có thể thấy, để “Đón” được đại bàng đã khó nhưng “níu chân” được đại bàng lại càng khó hơn.
- Xin ông chia sẻ đánh giá về tương lai của xu hướng bất động sản Khu công nghiệp?Tập đoàn APEC đã, đang và sẽ làm gì để nắm bắt và tận dụng tối đa cơ hội này?
Hiện tại, tập đoàn APEC vẫn đang hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản và dịch vụ nổi bật với các dự án thuộc phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang triển khai trên thị trường, điển hình với một số dự án như Apec Mũi Né, Apec Mandala Wyndham Huế, Apec Mandala Grand Phú Yên, Apec Aqua Park, Apec Golden Valley Mường Lò,… Tuy nhiên, khoảng thời gian mới đây, doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển hướng sang lĩnh vực KCN, đón đầu xu hướng phát triển mới.
Theo cá nhân tôi thì cơ hội từ Bất động sản KCN sẽ còn nóng sốt trong giai đoạn từ 5 – 10 năm tới. Nhưng cơ hội nắm bắt sự dịch chuyển thì chỉ khoảng 2 năm. Vì thực tế các chuỗi cung cấp và tập đoàn lớn thế giới chỉ mất khoảng thời gian như vậy để tìm kiếm và chọn lựa “miền đất hứa” phù hợp, nhanh chóng ổn định sản xuất và phát triển lâu dài.
Hiện tập đoàn APEC đang thúc đẩy việc khai thác và phát triển Khu công nghiệp Điềm Thụy Thái Nguyên khu B cùng một số dự án Khu công nghiệp khác. Và đặc biệt là chúng tôi đã thành công tìm được lối đi cho riêng mình.
APEC sẽ bám sát tiêu chí phát triển khu đông nghiệp, bất động sản công nghiệp hay cụm công nghiệp trong một mô hinh quần thể hiện đại gọi là “Industrial Resort” – nhằm mục đích có thể hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư, giúp họ yên tâm “định cư” phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Trên đây là những chia sẻ sâu sắc và góc nhìn mới mẻ của Ông Lê Anh Dũng –Giám đốc kinh doanh và phát triển của Apec Group, do nhóm chuyên gia Nhà Today tổng hợp và chia sẻ. Mong là với những trao đổi trên có thể giúp quý khách hiểu rõ hơn về phân khúc bất động sản xu hướng mới này.