Apec Group có giải được bài toán lấp phòng cho phân khúc khách sạn bình dân? Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước tiến thần tốc, trở thành điểm đến tham quan hấp dẫn hàng đầu châu Á. So với thời điểm 10 năm trước chỉ 4 triệu lượt mỗi năm, hiện nay lượng du khách nước ngoài ghé thăm Việt Nam đã tăng trưởng kỳ diệu, trung bình đạt 15 triệu lượt một năm. 

Chưa kể, tổng lượt du khách nội địa cũng đạt 85 triệu lượt, so với thập kỷ trước cao hơn gấp 4 lần. Hiện Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh và vượt trội nhất thế giới

Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển thần tốc đó là những vấn đề nan giải còn bỏ ngỏ. Phải duy trì phát triển du lịch như thế nào mới có thể đảm bảo được tỷ lệ lấp phòng ổn định? Tập đoàn Apec Group có giải được bài toán lấp phòng cho phân khúc khách sạn bình dân không? Hãy cùng nhóm chuyên gia Nhà Today tìm hiểu ngay qua bài viết sau. 

Apec Group có giải được bài toán lấp phòng cho phân khúc khách sạn bình dân?

Một mô hình kinh doanh khách sạn, nếu muốn phát triển bền vững và giữ chân được lượng khách hàng trung thành thì yếu tố cốt lõi là nâng cao chất lượng dịch vụ của chính mình, mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất và mức giá hợp lý nhất. 

Giải quyết bài toán lấp phòng phân khúc khách sạn bình dân, 2 chuỗi thương hiệu nhượng quyền khách sạn lớn thế giới là Oyo RoomsRedDoorz tại Việt Nam đã có những đối sách khá hay khi ứng dụng đồng bộ tiêu chuẩn về dịch vụ, tiện ích vào quy trình hoạt động chung, đồng thời giữ vững các nguyên tắc này. Xây dựng thêm và liên kết với nhiều nền tảng công nghệ hiện đại để quảng bá sản phẩm,… Những điều này đã góp phần thay đổi tích cực cho phân khúc khách sạn bình dân nói chung. 

Nắm bắt được tiềm năng lớn từ thị trường căn hộ khách sạn bình dân, đồng thời nhạy bén trước những thành công của các thương hiệu ngoại nhập làm được tại phân khúc này, mới đây Apec Group đã đề ra chiến lược phát triển mới, đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu quản lý vận hành khách sạn Mandala Hospitality với chuỗi sản phẩm nhượng quyền Mandala Inn. Tập đoàn mang tham vọng mở rộng 600 cơ sở lưu trú trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mà trong đó mục tiêu chính là phân khúc khách sạn bình dân.

Và để có thể khai thác tốt phân khúc này, khách sạn Mandala Inn đã tập trung chiến lược phát triển vào việc giải quyết hai vấn đề chính: 

+ Tiêu chuẩn và đồng bộ hóa dịch vụ tại hệ thống khách sạn.

+ Xây dựng thương hiệu trên các nền tảng công nghệ hiện đại nhằm mục đích tối ưu hóa hoạt động và nâng cao trình độ quản lý.

Cụ thể, những khách sạn đăng ký trở thành thành viên hợp tác nhượng quyền Mandala Inn sẽ được thương hiệu này cung cấp và đào tạo miễn phí về phần mềm quản lý khách sạn PMS (Property Managmement System) tiên tiến, các loại app quản lý doanh thu… 

Ngoài ra, Mandala Inn cũng tập trung đẩy mạnh việc xây dựng phát triển hệ thống đặt phòng trước trên nền tảng trực tuyến, qua đó tối ưu hóa mạng lưới liên kết giữa chủ khách sạn và khách hàng tiềm năng. 

Khảo sát thực tế từ ngành dịch vụ khách sạn năm 2019 cho thấy, so với hình thức đặt phòng trực tiếp từ khách sạn hoặc đặt phòng qua công ty lữ hành, thì tỷ lệ đặt phòng qua kênh du lịch trực tuyến OTA hiện đang chiếm ưu thế vượt trội hơn hẳn, chiếm 23,4%. 

Nắm bắt xu hướng sở thích cũng như thói quen khách hàng, Mandala Inn đã nhanh chóng đưa ra giải pháp tăng cường thúc đẩy việc đặt phòng trên các kênh OTA – được kết nối đồng bộ với phần mềm quản lý khách sạn. Chiến lược đẩy bán tự động những phòng trống cực kỳ thông minh, mang đến hiệu quả thực tế cực kỳ cao.

“Lấn sân” vào thị trường khách sạn phân khúc bình dân, thương hiệu Mandala Inn – Apec Group không chỉ giúp các chủ doanh nghiệp giải quyết được bài toán lấp phòng cho phân khúc này, mà còn cải thiện và nâng cao chất lượng, dịch vụ phòng nói chung, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hoàn hảo trọn vẹn hơn.

Hiện tại tập đoàn đang cho triển khai rất nhiều dự án nghỉ dưỡng trên thị trường, nơi bật như Apec Mandala Wyndham Mũi Né, Apec Mandala Wyndham Huế, Apec Mandala Grand Phú Yên, Apec Aqua Park Bắc Giang, Apec Golden Valley Mường Lò,…

du an apec mandala hotel spa bac ninh

Hình thực tế dự án Apec Mandala Hotel & Spa Bắc Ninh

Đi tìm lời giải cho bài toán lấp phòng khách sạn bình dân

Theo nghiên cứu và báo cáo của Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), trong tầm nhìn 10 năm tới, ngành du lịch sẽ đóng góp tổng giá trị GDP toàn quốc dự kiến đạt mốc 9,8%, đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới, đứng top 10 trên tổng số 185 quốc gia khắp toàn cầu. 

Hiện tại, ngành dịch vụ khách sạn đang nắm giữ lợi thế lớn và phát triển vượt trội hơn hẳn, doanh thu áp đảo so với hoạt động vui chơi giải trí hay nhà hàng ẩm thực, chiếm giữ gần 605 doanh thu của ngành du lịch. (Báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam).

Cả nước hiện nay có đến hơn 30.000 cơ sở lưu trú du lịch bình dân, với mức giá phòng trung bình khoảng 650.000 đồng. Trong số đó, có đến 171 cơ sở đạt tiêu chuẩn 5 sao, 295 khách sạn đạt chất lượng 4 sao và số còn lại thuộc phân khúc khách sạn bình dân.

Nhìn từ thực trạng của ngành du lịch Việt hiện nay

Hiện nay, xu hướng du lịch tự túc rất được giới trẻ hiện đại ưa chuộng, kể cả du khách trong nước và nước ngoài. Sở dĩ hình thức tự túc được ưa chuộng là bởi mỗi người có thể tự chủ động lên kế hoạch cho chuyến đi của mình cùng gia đình bè bạn, từ việc chọn đi đâu, làm gì, tham quan địa điểm nào cho đến lưu trú ở đâu, sử dụng các loại dịch vụ gì,… 

Cũng chính xu hướng này đã khiến nhu cầu cũng như thị trường khách sạn lưu trú có sự thay đổi lớn. Đa phần khi tự túc, khách có xu hướng chọn phân khúc khách sạn, nhà nghỉ từ 3 sao trở xuống. 

Tuy phân khúc khách sạn bình dân sở hữu lượng khách hàng có nhu cầu lớn, là thị trường cực kỳ tiềm năng. Tuy nhiên hiện lại chịu sự chi phối từ xu hướng lẫn nhu cầu du lịch. Chưa kể còn nhiều vấn đề bất cập liên quan đến việc quản lý vận hành, không thể đảm bảo tỷ lệ lấp phòng ổn định. 

Nguyên nhân khách quan là do phân khúc này hiện phần lớn phát triển theo khuynh hướng tự phát và quy mô nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết. Do vậy thiếu sự đồng bộ về chất lượng dịch vụ, tiêu chuẩn tiện ích phòng không đồng nhất: chăn ga gối nệm, nước uống , wifi, view cảnh quan, dịch vụ dọn phòng, vật dụng trong phòng,… 

Và phần lớn trong số khách hàng tự phát này vẫn luôn hoạt động theo hình thức truyền thống, chủ yếu trông chờ vào nguồn khách ghé trực tiếp, thiếu các phương thức quảng bá, nhận diện thương hiệu hay liên kết với nền tảng công nghệ mới. Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến phân khúc khách sạn bình dân luôn không đảm bảo được hiệu suất phòng ổn định như phân khúc cao cấp. 

Hệ quả đáng buồn từ việc này đó là tổng mức chi tiêu của du khách quốc tế tại thị trường Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây luôn kém cạnh hơn so với các nước khác trong khu vực như: Singapore, Malaysia, Thái Lan… Con số trung bình khách du lịch chỉ chi tiêu hơn 1.000 USD cho một chuyến du lịch thời gian 9 ngày. Thêm vào đó,  tỷ lệ du khách nước ngoài đến Việt Nam có tỷ lệ quay trở lại rất thấp, chỉ từ 10-40%.

Có thể thấy, bài toán hiện tại không chỉ là khai thác tốt được tiềm năng – thế mạnh của thị trường khách sạn phân khúc bình dân, đảm bảo giải quyết bài toán lấp phòng ổn thỏa, mà còn là thu hút và níu chân khách du lịch quay trở lại những lần sau. 

Trên đây, nhóm chuyên gia bất động sản Nhà Today chia sẻ đánh giá riêng về thị trường dịch vụ khách sạn Việt Nam hiện nay, cùng những nỗ lực đáng ghi nhận của Apec Group trong việc giải bài toán lấp phòng cho phân khúc khách sạn bình dân. Hy vọng bài viết đã giúp quý khách có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ hơn về thị trường tiềm năng này,